Đề bài:Thuật lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung

Bài văn mẫu

   Lịch sử dân tộc có rất nhiều những tấm gương đối lập, Nguyễn Huệ - Bắc Bình Vương và vua Lê Chiêu Thống là một trong số những tấm gương đối lập đó. Nguyến Huệ một nông dân áo vả; Lê Chiêu Thống sống trong nhung lụa từ bé; Nguyễn Huệ người anh hùng tài giỏi, mang lại nhiều chiến công cho dân tộc, Lê Chiêu Thống – một tên vua hèn nhát, vì quyền lợi cá nhân mà phản bội lại nước nhà… Nhờ Lê Chiêu Thống mờ đường mà quân Thanh xâm lược nước ta. Nhận được tin cấp báo, Sở và Lân lui về Tam Điệp, Bắc Bình Vương chuẩn bị xuất quân ra Bắc đại phá quân Thanh.

   Quân Thanh vô cùng lớn mạnh, còn quân ta lúc bấy giờ còn nhỏe hơn, ít hơn. Trước tình hình nguy cấp, tháng 1 năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế để yên lòng dân. Ngày lên ngôi, ai cũng có thể thấy một vị vua mắt sáng như chớp, giọng nói sang sảng như chuông. Nghi lễ lên ngôi diễn ra giản dị mà uy nghiêm, đường bệ. Vừa lên ngôi, vua đã thực hiện cách chiến lược quân sự. Vua cho lệnh cho tướng lính tuyển quân ở Nghệ An, nhà có ba suất đinh sẽ lấy một người. Vua cũng cho mở doanh trai đẻ tập binh, duyệt binh ngày đêm. Chả mấy chốc vua đã có một đội binh hùng hậu, tinh nhanh, trang nghiêm, hàng ngũ thẳng tắp, gươm giáo chỉnh tề. Trước khi xuất binh từ Nghệ An, vua cưỡi voi ra doanh trại phủ dụ quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh. Lời nói của vua có tình có lí, phân tích đúng sai, lợi hại, địch ta vừa an ủi động viên lại vừa nghiêm khắc… Giọng nói vua sang sảng, truyền cảm. Quân lính nghe xong đều quyết tâm đánh giặc, trung thành và nói: “Xin vâng lệnh, không dám hai lòng”.

   Hôm sau, đích thân vua Quang Trung đốc thúc đại binh, cả thuye lẫn bộ cùng tiến ra bắc. Trên đường đi vua vẫn cho tập quân, duyệt quân và tuyển quân liên tục. Đến Tam Điệp, ông gặp Sở và Lân. Vua Quang Trung phân tích rõ công tội của họ. Bình thường quân thua chém tướng nhưng ở đây ông không những không chém mà còn tha tội chết cho họ. Đó là cách ông thể hiện mình là một minh quân, vị tha và hiểu biết khiến Sở và Lân cảm động, biết ơn và một mực trung thành hơn.

   Bên cạnh đó, ong còn là người lo xa, có tầm nhìn xa trông rộng. Ông nhận định quân Thanh là quân đội lớn hơn quân đội của mình rất nhiều. Ông cho rằng, không thể đấu bằng võ lực mà phải dùng đến lời lẽ, việc ấy không Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Ông còn tính kế 10 năm luyện binh, nuôi dưỡng lực lượng. Sau đó, vua Quang Trung bèn mở tiệc khao quân, chia binh lính ra làm năm đạo. Vua Quang Trung hẹn đến mùng 7 sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Lời nói ấy đã thể hiện ông là người tự tin, nắm chắc tình hình, có tầm nhìn xa trông rộng. Và tối tối 30 Tết, ông lập tức lên đường ra Bắc. Khi ra đến sông Gián, nghĩa quân trấn thủ ở đó tan rã, chạy trước. Quân do thám cũng bị vua Quang Trung sai người của mình đuổi theo bắt cho bằng hết nên không quân Thanh ai biết đội binh của ta đang tiến về đó. Đội quân di chuyển thần tốc, ngày đêm không nghỉ. Quân lính thay phiên nhau khiêng võng, hai người khiêng một người nên quân lính vẫn được nghỉ , không bị mất sức. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu (1789), sau khi đi suốt 3 đêm 3 ngày, nghĩa quân đã tới làng Hà Hồi. Vua lặng lẽ cho bao vây khắp làng, vua còn cho bắc loa truyền gọi, tiếng quaan lính dạ ran như có hàng vạn người. Đá là kế nghi binh, làm cho kẻ địch hoang mang, sợ hãi đến mức run rẩy, rụng rời chân tay. Vậy là chưa cần đánh, kẻ địch đã xin hàng. Quân ta tịch thu vũ khí, lương thực, nhốt binh lính thua trận lại. Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép ba tấm làm một bức, lấy rơm đắp nước phủ quanh ngoài, cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt dao ngắn, mưới người khác cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ nhất. Mờ sáng ngày mồng 5, đoàn quân đã tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng chẳng trúng người nào, nhân có gió Bắc bọn chúng liền dùng ống phun lửa, khói lửa mù trời hòng làm quân Nam rồi loạn. Nhưng bỗng trời trở gió Nam thành ra quân Thanh tự hại mình. Có thể thấy vua Quang Trung thực sự thông minh, tài giỏi, hiểu và áp dụng đúng các chiến thuật quân sự. Sự việc trời đang nổi gió Bắc bỗng chuyển gió Nam tuy có hư cấu nhưng chững tỏ cuộc chiến của nghĩa quân là chính nghĩa, không những nhân dân mà trời đất cũng ủng hộ. Quân Thanh nhanh chóng thua trận bởi chúng chống không nổi. Chúng bỏ chạy tán loạn giẫm đạp, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân ta thừa thắng xông lên chém giết quân giặc, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Tướng Tôn Sĩ nghĩ chạy mất mật, không cả kịp mặc áo và đóng yên ngựa. Vua Lê và bọn Trịnh Quýnh, những kẻ bán nước cầu vinh phải chạy trốn khổ sở vô cùng. Lại nhớ, mới hôm nào vua hứa mùng 7 sẽ vào Thăng Long mà nay mới đến mùng 5 vua Quang Trung đã tiến binh đến Thăng Long rồi vào thành. Vua Quang Trung cho mở tiệc khao quân ăn mừng, lòng người rộn rã, phấn khởi.

   Như vậy, qua chiến thắng lừng lẫy, oanh liệt của đội quân thần tốc chúng ta có thể thấy hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ tài giỏi, sáng suốt, chớp đúng thời cơ, biết thu phục lòng người… và thấy được sự thất bại thảm hại của quân Thanh và vui tôi Lê Chiêu Thống. Từ đó, ta lại càng tự hào khi là người Việt Nam, tuy là một dân tộc nhỏ bé những không bao giờ chịu đầu hàng trước kẻ thù, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ đất nước.