Soạn bài Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu

Bài 1 (trang 123 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

  a, Trật tự từ trong câu trên thể hiện thứ tự trước sau của công việc cần phải làm

    - Tầm quan trọng của sự việc.

  b, Trật tự từ trong câu thể hiện:

    - Việc làm thường xuyên và là việc chính xếp trước: bán bóng đèn.

    - Việc làm không thường xuyên, việc phụ xếp sau: bán cả vàng hương

Bài 2 ( trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

    a, Cụm từ in đậm Ở tù được đặt đầu câu: nhấn mạnh vào sự thờ ơ, bất cần của Chí Phèo.

    b, Cụm từ "Vốn từ vựng ấy" được đặt đầu câu nhằm tạo sự liên kết giữa câu trước với câu sau.

    C, Cụm từ " Còn một trâu và một thúng gạo" là sự lặp lại tạo sự liên kết giữa hai câu trong một đoạn văn.

    d, Cụm từ "Trong mười năm ấy" và " trong sự thắng lợi ấy" nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn.

Bài 3 ( trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

    a, Bài thơ Qua Đèo Ngang tác giả bà Huyện Thanh Quan có sử dụng cấu trúc đảo ngữ để làm nổi bật cảnh vật, con người và nhấn mạnh tình cảm của nữ nhà thơ khi đứng ở Đèo Ngang.

    b, Nhấn mạnh hình tượng rực rỡ, tươi sáng của anh bộ đội Cụ Hồ trong cảnh nắng chiều của núi rừng Tây Bắc.

    Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:

Bài 4 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

    Câu ( a) chỉ đơn thuần chỉ là kể chuyện, không nhấn mạnh vào bất kì một từ ngữ nào nên chủ yếu kể về một sự việc được chứng kiến.

    Câu ( b) có đảo "trịnh trọng" lên trước chủ ngữ nên bộ phận này được nhấn mạnh vì thế câu này không phải chỉ chú ý đến sự việc được kể mà còn chú ý nhấn mạnh thái độ xuất hiện của đối tượng trong lời kể.

Bài 5 ( trang 124 sgk Ngữ văn)

  Sở dĩ tác giả sắp xếp trật tự từ theo trình tự xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì:

    - Phản ánh những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam theo đúng với trình tự đã được tác giả viết trong văn bản của mình.

    - Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong tiềm tàng.

Bài 6:     Có sự thật không thể phủ nhận được rằng cuộc sống ngày càng bận rộn lại khiến người trẻ trở nên lười vận động. Nếu bạn biết rằng việc ngồi nhiều, ít vận động sẽ khiến cơ thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Hoặc dễ nhận thấy hơn chính là việc trở nên mệt mỏi, hay cáu gắt, stress nặng… Chỉ cần bạn dành ra 30- 45 phút để đi bộ bạn sẽ nhận được những lợi ích bất ngờ. Đi bộ giúp tăng chức năng miễn dịch, tốt cho tim mạch, giảm đau nhức xương khớp chống lại sự ảnh hưởng của các gen thúc đẩy tăng trọng lượng cơ thể. Đi bộ quả là một trong số những cách đơn giản, nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả và là môn thể dục lý tưởng cho mọi người. (trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 2)