Đề bài: Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh: cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn chương.

- Nêu khái quát về hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập.

II. Thân bài

- Trình bày khái quát về bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập: gồm 3 phần sắp xếp chặt chẽ và logic.

1. Cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn độc lập

- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và của Pháp để làm cơ sở pháp lí cho Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:

    + Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người ... quyền mưu cầu hạnh phúc”

    + Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do ... bình đẳng về quyền lợi.”

- Ý nghĩa:

    + Hồ Chí Minh tôn trọng và sử dụng hai bản tuyên ngôn có giá trị, được thế giới công nhận làm cơ sở pháp lí không thể chối cãi.

    + Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản bác lại chúng, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.

    + Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mĩ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

    + Lập luận chặt chẽ, sáng tạo: từ quyền con người (tự do, bình dẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc), “suy rộng ra” là quyền tự do bình đẳng của mọi dân tộc trên thế giới.

2. Cơ sở thực tiễn của Tuyên ngôn độc lập

a. Tội ác của thực dân Pháp

- Vạch trần bản chất công cuộc “khai hóa” của thực dân Pháp: thực chất chúng thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội – giáo dục và kinh tế.

- Vạch trần bản chất công cuộc “bảo hộ” của thực dân Pháp: hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, ...

- Chỉ rõ luận điệu xảo trá, lên án tội ác của chúng: là kẻ phản bội Đồng minh, không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh, ...

- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc “chúng + hành động”: nhấn mạnh tội ác của Pháp.

b. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta

- Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật

- Kết quả: cùng lúc phá tan 3 xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

c. Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc

- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát li hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã kí kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.

- Dựa vào điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê – hê – răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

- Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do ... ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.

- Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.

III. Kết bài

- Nêu khái quát về giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.

- Đánh giá chung về giá trị nội dung (giá trị văn học, giá trị lịch sử) của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta.

Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 1

Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).

Tuyên ngôn Độc lập mở đầu là nêu thẳng vấn đề. Người nêu những căn cứ pháp lý, “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đó là những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra… mưu cầu hạnh phúc”. Để làm nổi bật tính phổ biến của những lẽ phải, Người còn nêu những lời trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra… về quyền lợi”. Cách nêu dẫn chứng như thế vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng chân lý chung dù chân lý ấy của các nước đang là kẻ thù gây ra. Cách nêu dẫn chứng ấy cũng hàm chứa một sự phê phán. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - những kẻ xâm lược đã chà đạp lên chân lý, chà đạp lên lương tâm và lý tưởng của cha ông chúng. Đó là cách dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, dùng gậy ông đập lưng ông. Hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đều nhấn mạnh quyền con người, Bác nói thêm về quyền dân tộc. Câu nói của Người mở đầu cho trào lưu giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Đồng thời, đặt Bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn đã nêu.

Bác lập luận như vậy là để kết tội thực dân Pháp. Những lời bất hủ trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã trở thành cơ sở pháp lý để Bác kết tội thực dân Pháp. “Thế mà đã hơn 80 năm nay… nhân đạo và chính nghĩa” Sau khi kết thúc một cách khái quát tội ác của thực dân Pháp, bản tuyên ngôn nêu lên những dẫn chứng cụ thể để lật mặt nạ “bảo hộ” của thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho… dân chủ nào”. Lời kể tội của tác giả hùng hồn và đanh thép. Cách lập luận trùng điệp như: “Chúng thi hành…”, “Chúng lập ra…”. “Chúng thẳng tay chém giết…” thể hiện được tội ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách dùng hình ảnh của tác giả làm nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước… chúng tắm các cuộc… bể máu”.

Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể “Chúng bóc lột dân ta đến… tiêu điều”. Bác quan tâm đến những hạng người như: “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Lập luận như vậy là Bác muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập. Cả đoạn văn tác giả chỉ dùng một chủ ngữ “chúng” để chỉ thực dân Pháp, nhưng vị ngữ thì luôn thay đổi: “thi hành”, “lập ra”, “thẳng tay chém giết”, “tắm” chỉ một kẻ thù là thực dân Pháp nhưng tội ác của chúng gây ra trên đất nước ta vô cùng nhiều. Cách lập luận đanh thép cùng với những dẫn chứng cụ thể khiến kẻ thù hết đường lẩn tránh tội ác.

Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp gây ra là nạn đói khủng khiếp năm 1945: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn hai triệu đồng bào ta chết đói”.

Tác giả cũng không bỏ sót những tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong năm năm chúng bán… cho Nhật”, tội thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa, tội “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.”

Người kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy nhằm phơi bày bản chất tàn bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ “khai hoá", “bảo hộ” của chúng trước nhân dân thế giới, khơi lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân Pháp.

Tác giả biểu dương sức mạnh dân tộc trong công cuộc chống thực dân phong kiến và giành lấy nền Độc lập “Pháp chạy, Nhật hàng… chế độ dân chủ cộng hoà”. Đoạn văn này diễn tả đầy hào khí. Chỉ có chín chữ “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Bác dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân tộc ta. Biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân tộc, kích thích ý chí chiến đấu để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp.

Tiếp theo, Người nêu cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới. Việt Minh là tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt minh đã đứng về phe đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay Nhật. Hai lần Người nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bằng những câu văn điệp ngữ mạnh mẽ: “Sự thật là…”.

Trên cơ sở ấy, Người tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ trên đất nước Việt Nam…”

Cuối cùng thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độc lập. Người nêu lời thề “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do Độc lập ấy”- Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Bằng tâm huyết và tài hoa, Người đã thể hiện được khí phách của một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành Độc lập tự do cho nước nhà. Với Tuyên ngôn Độc lập, lần đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và Độc lập và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền Độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lịch sử. Nó là bản văn quan trọng bậc nhất của nước ta. Để có được Tuyên ngôn Độc lập, biết bao đồng bào, đồng chí đã hy sinh trong suốt 80 năm chống Pháp. Tuyên ngôn Độc lập là một cột mốc lịch sử, nó chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân tộc, nó mở đầu một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên Độc lập tự do.

Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 2

“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn do chủ tịch Hồ Chí Minh viết. Tác phẩm là văn kiện tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến nước ta đồng thời mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự do.

“Tuyên ngôn độc lập” ra đời trong hoàn cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt. Tuyên ngôn được ra đời khi chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới thành lập đã phải đối mặt với nhiều thử thách., thế lực phản động cấu kết nhằm tước đoạt thành quả mà chúng ta đã đạt được. Mặc dù vậy, tuyên ngôn vẫn được ra đời và có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập, ở phần cơ sở pháp lý Bác Hồ trích nguyên văn một đoạn tuyên ngôn của nước Mỹ. Bác dùng nó như một nền tảng pháp lý, một nguyên lý cơ bản quan trọng nhất làm tiền đề cho toàn bộ tư tưởng tác phẩm để nâng cao phát triển thành luận điểm: từ quyền bình đẳng của con người Người phát triển thành quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đó là sự sáng tạo đầy bản lĩnh, trí tuệ và khôn khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là sản phẩm của tư duy lý luận sắc bén, sáng tạo và là một đóng góp một cống hiến lớn của Người. Nó không chỉ có ý nghĩa thiết thực với cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Bên cạnh đó, Người còn trích dẫn tuyên ngôn của Pháp, hội tụ đầy đủ tinh thần sơ lược đầy ý nghĩa của tuyên ngôn Pháp, đề cao quyền tự do bình đẳng của con người – quyền cơ bản chính đáng, lẽ phải không ai chối cãi được và được thừa nhận như một chân lý.

Sử dụng hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại và của hai cường quốc lớn trên thế giới đang có âm mưu thôn tính nước ta một mặt Bác muốn tăng sức thuyết phục của bản tuyên ngôn độc lập nước nhà. Mặt khác, thể hiện sự khéo léo, trí tuệ của người viết. Bác vừa đề cao truyền thống bình đẳng, tự do, nhân đạo, tinh thần tự do tiến bộ của nhân dân hai nước Mỹ và Pháp lại vừa có tác dụng ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng. Đó là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”. Người cũng sử dụng những lý luận sắc bén nhất, lời văn ngắn gọn, súc tích giọng văn sang sảng mà hùng hồn. Đó là tiếng nói khẳng định đầu tiên cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc.

Ở phần bản cáo trạng Bác đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể trên mọi phương diện. Từ chính trị, kinh tế cho đến quân sự, văn hóa đề được Bác liệt kê đầy đủ những thủ đoạn áp bức bóc lột mà nhân dân ta phải hứng chịu. Đây được coi như một bản tố cáo tội ác chi tiết của thực dân Pháp. Sự tàn nhẫn, độc ác và nhẫn tâm của thực dân Pháp được Bác nhắc lại đầy đủ và rõ ràng đã tái hiện lại hình ảnh đất nước Việt Nam của chúng ta trong quá khứ. Tiếp đến bác kể đến quá trình giành độc lập tự do của nhân dân ta. Bác kể lại những việc làm vừa anh hùng vừa nhân đạo của nhân dân ta. Đó là những cuộc chiến tranh chính nghĩa anh dũng kiên cường của cả dân tộc. Bác nhân danh dân tộc khẳng định quyết tâm đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Sự quyết tâm được thể hiện như một lời thế khắc cốt ghi tâm, lời thề của non sông cất lên dõng dạc, dứt khoát.

Phần cuối cùng của bản tuyên ngôn cũng là phần được coi là đúc kết lại toàn bộ: tuyên bố độc lập khẳng định quyết tâm giữ vững độc lập. Một lần nữa Bác khẳng định độc lập tự do là quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam, đó như là một sự thật lịch sử mà không ai có thể chối cãi được. Những câu văn ngắn gọn, súc tích nhưng thể hiện được niềm tự hào tự tôn dân tộc của người viết. Và bản Tuyên ngôn độc lập cũng mang một ý nghĩa vô cùng trọng đại. Hồ Chí Minh đồng thời giải quyết được hai việc đó là độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân.

Có thể nói rằng, “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa ngắn gọn, lập luận sắc bén, dẫn chứng xác thực kết tinh tài năng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để rồi, Tuyên ngôn độc lập được coi là “áng thiên cổ hùng văn”.

Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 3

Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, người anh hùng đã giải phóng dân tộc, đất nước Việt Nam thoát khỏi xiềng xích của nô lệ mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm đặc sắc trên nhiều thế loại khác nhau. Đặc biệt, trong số những sáng tác của Hồ Chí Minh, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách văn chính luận của Người.

Mở đầu tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, tác giả Hồ Chí Minh đã khéo léo đưa ra những cơ sở pháp lý về quyền con người và quyền dân tộc để làm nền tảng căn cứ vững chắc cho toàn bộ bản tuyên ngôn. Hồ Chí Minh đã khéo léo trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ - hai cường quốc hùng mạnh trên thế giới. Bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ vào năm 1776 đã chỉ ra rằng “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được: trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Còn trong bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của nước Pháp vào năm 1791 cũng đã viết “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Với việc trích dẫn nguyên văn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã có tác dụng, ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ góp phần đảm bảo tính khách quan của bản tuyên ngôn mà hơn thế nữa nó còn thể hiện thái độ tôn trọng, trân trọng những giá trị tiến bộ được cả nhân loại thừa nhận của tác giả. Thêm vào đó, với cách trích dẫn này, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” để đánh mạnh vào dã tâm xâm lược nước ta của các lực lượng thù địch. Đặc biệt, trong phần mở đầu còn thể hiện một cách rõ nét sự sáng tạo, tài năng và lập luận sắc bén của Hồ Chí Minh khi người từ quyền con người được nhắc đến trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ để suy ra quyền dân tộc “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Không chỉ nêu lên những cơ sở pháp lý, Hồ Chí Minh đã nêu lên những cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn. Có thể thấy, từ phần thứ nhất sang phần thứ hai, tác giả đã khéo léo sử dụng quan hệ từ “thế mà’, nó đã phần nào hé mở sự đối lập giữa lí lẽ và hành động của thực dân Pháp. Từ đó, Người đã đi sâu vạch rõ, tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên đất nước ta. Bằng việc sử dụng thủ pháp liệt kê, tác giả đã vạch ra một cách rõ nét tội ác man rợ của thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị. Trước hết, trong lĩnh vực chính trị, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân bằng việc đưa ra hàng loạt các “luật pháp dã man” đã được tác giả liệt kê lại “lập ba chế độ khác nhau ở ba miền Bắc Trung Nam” để ngăn cản dân ta đoàn kết và thống nhất đất nước, “lập nhà tù nhiều hơn trường học”, “ràng buộc dư luận”... Không chỉ dừng lại ở đó, trên lĩnh vực kinh tế, chúng cũng thi hành nhiều chính sách dã man, “bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo đói, thiếu thốn, nước ra xơ xác, tiêu điều’. Để chứng minh cho điều đó, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã một lần nữa liệt kê ra cụ thể, chi tiết những chính sách thực dân Pháp đã thi hành như cướp không ruộng đất của nhân dân, “giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng”, đặt ra hàng trăm thứ thuế hết sức vô lý, bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn… Chính những chính sách ấy của thực dân Pháp đã để lại hậu quả nặng nề cho nhân dân, đất nước ta khi “từ năm ngoái đến đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ có hơn 2 triệu đồng bào chết đói”. Như vậy, có thể thấy, những tội ác của thực dân Pháp trên đất nước ta nhiều không thể nào kể xiết. Đặc biệt với biện pháp điệp cấu trúc, tác giả đã nhấn mạnh tội ác của thực dân Pháp, đó là những hành động trái với chính nghĩa, với lẽ phải mà chúng đã nêu lên. Thêm vào đó, tác giả cũng đã chỉ ra sự thật về chính sách bảo hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta như chiêu bài về khai hóa trong kinh tế - chính trị và nhất là chiêu bài bảo hộ khi trong hai năm thực dân Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật. Cuối cùng trong phần cơ sở thực tiễn, Bác Hồ đã nêu lên sự thật về cách mạng Việt Nam. Cuộc cách mạng của ta là cuộc cách mạng chính nghĩa khi “Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh chống Nhật”. Đặc biệt, chúng ta còn thi hành những chính sách khoan hồng và nhân đạo đối với người Pháp “giúp nhiều người Pháp chạy qua biên thùy”, “cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật”... Như vậy, bằng những dẫn chứng cụ thể, chi tiết, tác giả Hồ Chí Minh đã nêu lên những tội ác man rợ của Pháp cũng như sự thật về cuộc cách mạng của ta. Từ đó, Người đã kết thúc phần hai của tác phẩm bằng lời khẳng định được lặp lại hai lần “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”, điều đó đã khẳng định thực dân Pháp không có quyền quay lại Việt Nam.

Trên cơ sở pháp lý và thực tiễn đã nêu ra, phần cuối của tác phẩm chính là lời tuyên bố độc lập. Lời tuyên ngôn hết sức ngắn gọn, tác giả khẳng định nước ta, nhân dân ta đã hoàn toàn “thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước, mọi đặc quyền của Pháo trên đất nước Việt Nam”, đồng thời tuyên bố Việt Nam là một nước tự do, độc lập. Lời tuyên ngôn dù ngắn gọn nhưng đã bày tỏ thái độ quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng, nhân dân, đất nước Việt Nam nói chung.

Tóm lại, với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép cùng những dẫn chứng thuyết phục, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố, đánh dấu một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, qua đó cũng giúp chúng ta hiểu vì sao bản “Tuyên ngôn độc lập” lại được xem là “áng văn chính luận mẫu mực của mọi thời đại”.

Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một cây bút nghệ thuật đầy tài hoa của dân tộc. Thơ văn Bác vừa mang sắc thái cổ điển vừa mang sắc thái hiện đại lại đầy sáng tạo lại mang những giá trị tư tưởng cao. Nếu trong thơ trữ tình, ta bắt gặp những lời thơ tràn ngập niềm lạc quan và tinh thần đầy tự do, phóng khoáng thì trong văn học chính luận là những áng văn đầy khúc chiết, chặt chẽ, có sức lay động mạnh mẽ tới tâm hồn người đọc, người nghe. Tuyên ngôn độc lập mà một tác phẩm chính luận đầy mẫu mực của Bác, nó chứa đựng những tình cảm thiết tha, những tư tưởng mang tầm thời đại và những kết tinh những vẻ đẹp tinh túy của dân tộc Việt Nam.

Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do nhưng vẫn phải đứng trước những thách thức của cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” khi bọn đế quốc và thực lợi dụng danh nghĩa quân Đồng minh âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Chính trong thời điểm ấy, ngày 2 tháng 9 năm1945 trên Quảng Trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh độc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đây là bản tuyên ngôn viết cho nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới và công luận Quốc tế.

“Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

“... Người ta sinh ra ra đều tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn bình đẳng về quyền lợi”.

Hai bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1976 và bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của pháp năm 1971 đã được Bác trích dẫn một cách hợp lý. Đây là hai văn kiện quan trọng của thế giới, khi mà thực tế lịch sử đã chứng minh quyền con người là vô cùng quan trọng. Đó là những chân lý mang giá trị vô cùng to lớn. Bác đã dùng nghệ thuật tâm lý "gậy ông đập lưng ông". Âm mưu của Mĩ và Pháp bị ngăn chặn bởi chính những tuyên ngôn, lời răn dạy của tổ tiên chúng. Nếu chúng xâm phạm quyền tự do của dân tộc ta thì chính là đi ngược lại với đạo lí của chúng. “Đó là một lời lẽ không ai có thể chối cãi được”, Bác đã khẳng định đinh ninh và chắc chắn , kiên quyết về lập trường chính nghĩa của dân tộc ta. Đồng thời khi trích dẫn hai bản tuyên ngôn này, tác giả đã cho thấy sự khéo léo khi tỏ ra rất trân trọng những tuyên ngôn bất hủ đồng thời dùng lí lẽ của chúng để khóa miệng âm mưu xâm lược của Đế quốc. Đặt ba bản tuyên ngôn cũng như ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, mang tầm vóc lớn lao của thế giới. Như một sức mạnh lớn lao cổ vũ cuộc chiến của các nước thuộc địa chống lại thực dân trên thế giới bằng cảm quan đầy tỉnh táo và sáng suốt, tác giả đã đưa ra những lí lẽ sắc bén, tinh nhạy và chứa đựng tình cảm lớn lao đối với nhân dân.

Sau cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn, Bác đã đưa ra cơ sở thực tế , những sự thật lịch sử những bằng chứng sống qua mấy mươi năm đấu tranh của nhân dân cả nước. Đó là những lí lẽ thuyết phục hơn cả vì nó được thực tế chứng minh, được nhân dân chứng kiến và tham gia, bởi vậy lay động hàng triệu trái tim con người trên thế giới. Lời lẽ tố cáo đầy căm phẫn và xót xa:

“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

Đời sống nhân dân khổ cực, đất nước lầm than, bao nhiêu chồng mất vợ, mẹ mất con, con mất cha... đều có dấu răng của bọn đế quốc thực dân

“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.

Bác đã bóc trần bản chất nịnh bợ, tỏ ra lương thiện, nhân đạo của thực dân mà thực chất là lăm le đô hộ nước ta, đồng hóa dân tộc ta. Từng câu chữ thốt ra như thấm vào tâm can người đọc, từng con chữ thấm đẫm máu và nước mắt của nhân dân. Bao nhiêu căm phẫn, bao nhiêu xót xa, thương tiếc như gói gọn vào những luận điệu, những bản án được nêu ra.

Bằng lời lẽ ngắn gọn, những câu văn như sóng trào cảm xúc, chứa chất nỗi căm hờn vạn lần đau đớn và những hình ảnh giàu sức gợi, Bác đã dựng lên trước mắt thế giới một thời kỳ lịch sử đầy đau thương của con dân nước Việt. Tố cáo tội ác “trời không dung, đất không tha" của Pháp, những hành động của chúng là xảo trá, là bịp bợm, là tàn nhẫn”. Nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh bất khuất và kiên cường trái ngược với một Pháp đề hèn, đốn mạt.

“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.

Cách mạng tháng Tám thành công đã giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ lớn lao là độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân. Từ sự đứng lên đấu tranh của nhân dân, Bác tiến tới khẳng định những thành quả đạt được. Đó là lời tuyên bố thoát ly, không liên quan đến Pháp, xóa bỏ những hiệp ước mà đã kí với Pháp. Đồng thời khẳng định rõ quyền tự do và dân tộc của đất nước Việt Nam.

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.

Bằng trí tuệ sâu rộng và cảm quan của một nhà cách mạng đầy sáng suốt, Bác đã vạch mặt bản chất dối trá của kẻ thù. Bằng lý luận chặt chẽ, Bác đã đưa ra cơ sở pháp lý đầy sức thuyết phục. Bằng tình cảm yêu thương thiết tha với nhân dân, lòng yêu nước sâu sắc Bác đã khơi dậy niềm tự hào, ý chí chiến đấu và khẳng định quyền lợi chính đáng của con người trên khắp thế giới. Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một tác phẩm bất hủ của một con người lớn, một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn. Như Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định:

“Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền của dân tộc và của nhân loại”.

Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 5

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, toàn bộ khát vọng và nhân cách cao đẹp của Người đều thể hiện trong sự nghiệp cách mạng, quân sự, ngoại giao, giáo dục, văn hóa,... Trong số đó sự nghiệp văn chương là một trong những điểm nhấn quan trọng khi nói về tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Người viết văn không phải chỉ để thỏa mãn cái thú tao nhã của văn nhân nghĩa sĩ, mà sinh thời văn thơ của Người luôn đóng một vai trò trò quan trọng trong việc phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng đi đến thành công. Có thể nói rằng trong bước đường cách mạng suốt cả cuộc đời, văn thơ của Người luôn theo sát và đóng vai trò bổ trợ mọi lúc mọi nơi. Điển hình cho việc văn học song hành với cách mạng phải kể đến tác phẩm sáng giá nhất của Hồ Chủ tịch, văn kiện có ý nghĩa lịch vô cùng quan trọng, đặt dấu mốc quan trọng cho nền độc lập của dân tộc ấy là bản Tuyên ngôn độc lập, được Bác tuyên đọc vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với bối cảnh lịch sử quan trọng, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật buông vũ khí đầu hàng quân Đồng Minh, nhận thấy thời cơ giải phóng đã đến, Đảng đã tiến hành phát động nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền từ tay Nhật. Tổng khởi nghĩa thành công, ngày 26/8/1945 Bác Hồ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, tức tốc soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang. Ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đã tuyên đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu người dân Việt Nam tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt hơn 80 năm xiềng xích nô lệ, giành lại độc lập chủ quyền từ đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Đồng thời cũng chính thức chấm dứt chế độ phong kiến, quân chủ chuyên chế đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên của độc lập, tự do và tự chủ. Bản tuyên ngôn cũng là lời công kích mạnh mẽ đến các thế lực thù địch đang nhăm nhe quay lại xâm lược nước ta, đập tan những luận điệu xảo trá, âm mưu thâm độc của chúng. Khuyến khích, cổ vũ, động viên các dân tộc đang bị áp bức trên thế giới mạnh mẽ đứng lên giành lại chính quyền, độc lập tự chủ cho đất nước của mình, và tranh thủ sự đồng tình, thiện chí giúp đỡ của các quốc gia khác trên thế giới.

Tuyên ngôn độc lập với vai trò là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn, thì bản thân nó còn là một áng văn chính luận xuất sắc với những hệ thống luận điểm, luận cứ, chặt chẽ, ngắn gọn và súc tích, mang tính thuyết phục cao. Thể hiện tài năng ấn tượng của Bác trong lĩnh vực văn chính luận với ngòi bút sắc bén, uyên bác, bên cạnh biệt tài thơ ca trữ tình chính trị.

Luận điểm đầu tiên Bác đưa ra trong tác phẩm ấy là đưa ra cơ sở pháp lý dựa trên những văn kiện lịch sử của các nước lớn, đã từng được công bố trước đây để làm tiền đề cho bản tuyên ngôn của mình. Đầu tiên Người đã trích dẫn một đoạn rất ấn tượng trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776), được xem là chân lý của thời đại rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sau đó bằng sự sáng tạo và sự khôn khéo của mình Bác đã chú giải mở rộng ý, và đồng thời cũng nhấn mạnh, tập trung vào câu: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Để khẳng định sự bao quát của chân lý đã được nêu ra trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng không chỉ riêng mình dân tộc nào, mà tất cả các dân tộc trên thế giới đều xứng đáng được đối xử công bằng, được hưởng những quyền con người, như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Và để tiếp tục bổ sung và khẳng định sự đúng đắn của luận điểm trên Bác đã mượn và trích dẫn một đoạn trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của các mạng Pháp(1791) trong đó người quan tâm và nhấn mạnh ở hai từ “bình đẳng” và “tự do”, với mục đích chứng minh rằng không chỉ riêng mình Bác hay nước Mỹ mà ở Pháp người ta cũng đồng tình với quan điểm này. Như vậy có thể nhận thấy rằng bằng việc sử dụng tuyên ngôn của hai đế quốc hùng mạnh bậc nhất lúc bấy giờ, trong đó có một nước là kẻ thù xâm lược nước ta, đã giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu cũng như những luận điệu xảo trá của kẻ thù nhằm nhòm ngó, quay trở lại nước ta lần nữa. Không chỉ vậy với vị thế của hai đế quốc như Mỹ và Pháp, giá trị của Bản tuyên ngôn lại càng được củng cố, có độ tin cậy và sức thuyết phục cao hơn cả. Cuối cùng Hồ Chủ tịch chốt hạ một câu ngắn gọn và sắc bén để kết lại phần cơ sở pháp lý rằng: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt trong nghệ thuật chiến luận của Hồ Chủ tịch và khát khao đem về cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam sự tự do bình đẳng, công bằng và bác ái giống như các nước trên thế giới đã từng làm. Những lý lẽ và dẫn chứng chọn lọc, không chỉ tác động sâu sắc đến toàn thể dân tộc Việt Nam mà còn đánh động vào nhân dân Pháp, quân đội Pháp, ngấm ngầm phê phán, thức tỉnh lương tri của họ rằng quân đội của họ, chính quyền của họ đang đi ngược lại với những gì cha ông mình đã lập ra, khiến phái Pháp phải tự soi xét lại về những hành động bịp bợm, xảo trá đang tự tay bôi nhọ chính cha anh của mình. Đồng thời khơi gợi sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Sau khi nêu ra và khẳng định tính chân lý của cơ sở pháp lý, Bác tiếp tục đưa ra những luận cứ về cơ sở thực tiễn để phá tan âm mưu cùng những luận điệu xảo trá mà thực dân Pháp đưa ra nhằm biến nước ta thành thuộc địa như sự “khai sáng văn minh” hay “nền bảo hộ”,... Đầu tiên Hồ Chủ tịch nêu ra chứng cứ vô cùng xác đáng và rõ ràng rằng: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Sau đó Người triển khai những luận điểm mạnh mẽ để bác bỏ, phá vỡ những luận điệu xảo trá được cho là “khai hóa” dân tộc ta của thực dân Pháp lần lượt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Thứ nhất về chính trị và văn hóa, chúng đã “khai hóa” chúng ta bằng cách “tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”, lại liên tục lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, giết hại, tàn sát đồng bào ta không thương tiếc, đem thứ thuốc phiện ghê gớm, cùng thứ rượu chè bê tha để tiêu diệt và làm suy thoái giống nòi của ta một cách từ từ. Quả thật không biết thực dân Pháp đã “khai hóa” gì với những trò bẩn thỉu, ghê tẩm ấy. Về kinh tế, chúng lại “khai hóa” bằng cách “bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”, rồi đặt ra đủ các loại sưu thuế vô lý, chèn ép nhân dân ta đến cùng đường mạt vận. Như vậy, với những dẫn chứng rõ ràng và sắc bén ấy, Bác đã giáng một đòn chí mạng vào thực dân Pháp, đặc biệt là những kẻ nắm quyền luôn ấp ủ cái luận điệu “khai hóa” cốt để lừa bịp nhân dân ta và nhân thế giới, để thuận bề xâm chiếm và đồng hóa dân tộc ta. Tuy nhiên, chúng đã quá coi thường dân tộc Việt Nam, quá trắng trợn khi thực thi việc “khai hóa” điên rồ của chúng, dẫn đến bị bóc trần mà không thể chối cãi.

Bên cạnh luận điệu “khai hóa” nực cười, thực dân Pháp còn liên tục ra giảng luận điệu “bảo hộ” một cách đường đường chính chính, thế nhưng cái trò xảo trá ấy cũng chẳng thể nào che đậy được âm mưu bẩn thỉu của chúng. Hồ Chủ tịch đã nhanh chóng bác bỏ chúng bằng cách nêu ra dẫn chứng vô cùng thuyết phục và rõ ràng rằng, dù mang tiếng bảo hộ, nhưng thực tế Pháp đã hai lần dâng nước ta cho phát xít Nhật trong vòng 5 năm trời. Dẫn đến hậu quả là hơn 2 triệu đồng bào ta phải chịu chết đói, không chỉ vậy chúng mang tiếng bảo hộ thế nhưng lại khước từ liên minh với ta chống Nhật, thậm chí quay ra khủng bố, khiến quân dân ta tổn thất nặng nề, cùng với đó chúng còn tàn sát cả những người tù chính trị. Với bấy nhiêu bằng cớ về hành động vô liêm sỉ của thực dân Pháp, quả thực nói đến luận điệu “bảo hộ” lại chỉ khiến người ta thấy nực cười, chẳng lẽ bọn chúng không thấy xấu hổ và nhục nhã chăng? Có thể nói rằng bằng ngòi bút luận chiến sắc bén, trí tuệ và sự khéo léo Bác đã vạch trần được âm mưu và sự xảo trá của thực dân Pháp với hai luận điệu “khai hóa” và “bảo hộ” khiến chúng không thể nào chối cãi, giáng một đòn đau vào bộ mặt giả nhân giả nghĩa của kẻ thù. Cuối cùng để kết thúc phần cơ sở thực tiễn Bác đã nhấn mạnh hai sự thật rằng: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” và “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Để xác minh việc Việt Nam hoàn toàn không hề nhận sự “khai hóa” hay “bảo hộ” gì từ Pháp và hoàn toàn tách biệt với Pháp, từ đó tiến tới việc Tuyên ngôn độc lập.

Sau khi đã làm rõ cơ sở pháp lý và nêu ra được cơ sở thực tiễn với những lý lẽ và luận điểm chặt chẽ, ngắn gọn xúc tích và đi vào lòng người, Hồ Chủ tịch đã sử dụng những lời lẽ hùng hồn, đanh thép, kết cấu trùng lặp, liên tục nhấn mạnh và xoáy sâu vào hai vấn đề chính là “độc lập” và “tự do” để tuyên bố nền độc lập của dân tộc: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”. Đó là những lời lẽ xuất phát từ trái tim của một con người có lòng yêu nước, yêu dân, yêu chuộng hòa bình sâu sắc, là những khát khao cháy bỏng không chỉ của riêng mình Bác mà còn chính là thay lời muốn nói của toàn thể dân tộc Việt Nam. Muốn tuyên bố với cả thế giới rằng nước Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, nhân dân Việt Nam quyết hy sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập thiêng liêng, cao quý ấy.

Như vậy, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ là áng văn chính luận xuất sắc với luận điểm sắc sảo, luận cứ thuyết phục mà còn là văn kiện lịch sử quan trọng, là bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khẳng định nền độc lập của dân tộc sau hơn 80 năm giời nô lệ, mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do và tự chủ.

Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 6

Vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta không ai khác ngoài Bác Hồ. Người là danh nhân văn hóa thế giới khiến ai ai cũng phải nghiêng mình. Người đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng tác phẩm giá trị. Và bản tuyên ngôn độc lập là một trong số đó.

Tác phẩm được soạn thảo vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, bác đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn có kết cấu ba phần: cơ sở pháp lý - cơ sở thực tế - khẳng định.

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng cách trích dẫn những lời bất hủ của “tuyên ngôn độc lập mỹ” và “tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của pháp. Cả hai bản tuyên ngôn này đều đề cập đến quyền tự do, quyền sống, quyền bình đẳng của con người. Người trân trọng, đề cao những lời lẽ trong hai văn bản này. Người khẳng định: “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Bởi đây là thành quả của những cuộc cách mạng tháng Tám tiến bộ và chân lý mang đầy tính nhân văn của nhân loại. Nhà văn đấu tranh cho quyền của con người. Từ hai bản tuyên ngôn Bác đã vận dụng sáng tạo. Từ quyền của con người, Bác nâng lên quyền của cả dân tộc. Tầm nhìn sâu rộng của Bác đã tạo nên một lời khẳng định đanh thép: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Việc trích dẫn hai văn bản này có tác dụng rất lớn. Nó như một cách “gậy ông đập lưng ông”, đập tan mọi luận điệu xảo trá của kẻ thù, tố cáo tội ác của chúng. Đồng thời bằng cách này, Bác đã đặt tuyên ngôn của Việt Nam sánh vai với tuyên ngôn Pháp và Mỹ và khơi dậy mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Kết thúc phần mở đầu là câu khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn không gì khác ngoài tội ác của bọn thực dân và lập trường chính nghĩa của ta. Để tố cáo bộ mặt thối nát của thực dân Pháp, Bác dùng một câu vừa khẳng định, phủ định. Bác đã lật ngược lại vấn đề: “thế mà hơn 80 năm nay”. Bác đã vạch trần luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, giáng đòn phủ đầu về phía chúng. Tội ác của bọn thực dân được vạch trần trên các khía cạnh: chính trị - văn hóa, kinh tế. "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man, lập ra ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu; thi hành chính sách ngu dân; dùng rượu cồn thuốc phiện để làm cho nòi giống ta suy nhược. Thực dân Pháp nói đến An Nam để khai hóa, văn minh, tự do, bình đẳng, bác ái nhưng ngược lại. Tất cả những tội ác trên đã cho thấy sự bịp bợm, dối trá của bọn chúng. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đã đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Để thấy được tội ác chồng chất của bọn chúng, Người đã sử dụng phương pháp lặp cấu trúc cú pháp kết hợp liệt kê. Lời văn đanh thép của Người thể hiện rõ sự căm hờn khiến cho người đọc, người nghe dấy lên lòng căm thù ghê gớm. Đặc biệt là hình ảnh “tắm cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”. Hình ảnh này có sức gợi hình gợi cảm hết sức mạnh mẽ. Nhưng tội ác của chúng chưa phải là hết. Trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Mùa thu năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp đã “quỳ gối đầu hàng”. Từ đó nhân dân ta lại chịu hai tầng xiềng xích Pháp - Nhật khiến từ Quảng Trị tới Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Chúng còn thẳng tay đàn áp, khủng bố Việt Minh ta. Tội ác của chúng đã khiến dân ta khốn khổ cùng cực.

Ta có lập trường chính nghĩa của ta. Đồng bào ta vẫn giữ một thái độ nhân đạo và khoan hồng. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân ta cả nước nổi dậy giành chính quyền. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị, dân ta đã đánh đổ mấy tầng xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Với giọng điệu nhanh dồn dập, sử dụng nhiều từ khẳng định: “sự thật là…”, Người đã thành công trong việc khẳng định ta chính nghĩa, Pháp phi nghĩa, ta có độc lập tự do là tất yếu.

Phần cuối của bản tuyên ngôn là lời tuyên bố. Lời tuyên bố này là với Pháp, với Đồng minh, với nhân dân Việt Nam và Thế giới. Đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững độc lập tự do của nhân dân ta: “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.

Cũng giống như “Bình ngô đại cáo” và “Nam quốc sơn hà”, bản “Tuyên ngôn độc lập” là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta.

Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 7

Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ.Bản tuyên ngôn được Người viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dân những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.

Toàn văn bản tuyên ngôn không dài, chỉ gói trọn trong khoảng chưa đầy một ngàn chữ nhưng vô cùng chặt chẽ và súc tích. Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liền mạch với nhau theo một bố cục chặt chẽ mạch lạc… Phần đầu bản Tuyên ngôn nêu lên những chân lý về nhân quyền và dân quyền. Tác giả trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ và bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp đã có dụng ý sâu sắc. Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ ra đời sau khi nước Mỹ; đã đấu tranh giành độc lập thành công.

Bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” cũng ra đời trong chiến thắng của cách mạng Pháp, cuộc cách mạng của những thị dân và nông dân phản kháng lại áp bức, bất công. Lời lẽ của hai bản tuyên ngôn trên tự thân đã nêu lên những chân lý, lại đại diện cho những cuộc cách mạng có tính tiên phong của những nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới, nên mang tính công pháp quốc tế, khiến cho không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn của chúng. Ta có thể thấy sự hiểu biết và cân nhắc kỹ càng của vị Chủ tịch khi trích dẫn những chân lý đó. Hơn thế Người còn vận dụng sáng tạo: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát hơn và cũng đầy thuyết phục. Điều đáng nói hơn nữa là ngay ở đoạn đầu này, cũng chính là lời trích dẫn bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” đã tỏa ra sức chiến đấu mạnh mẽ và tiềm tàng của Tuyên ngôn độc lập. Bởi vì chính phủ Pháp chính phủ phụng sự cho tinh thần của “Tuyên ngôn nhân quyền” đầy lẽ phải kia lại đang thi hành những hành động trái ngược hẳn; “Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do… hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Rõ ràng qua cách lập luận như thế, một sự thật được phơi bày một cách hiển nhiên: bản chất của thực dân Pháp ở Việt Nam là trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa, kết thúc phần này là một câu khẳng định ngắn gọn và đầy sức thuyết phục.

Mở rộng hơn, phần hai liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra trên đất nước ta trong suốt gần một trăm năm đô hộ. Trước tiên, chúng tước đoạt tự do chính trị “tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút quyền tự do dân chủ nào…”, “chúng thẳng tay chém giết những người tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”, “chúng thi hành những luật pháp dã man ”, “chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc, để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”… Chỉ trong một đoạn ngắn hai mươi mốt câu, tác giả xé toang chiêu bài “khai hóa, bảo hộ” giả dối bịp bợm bấy lâu chúng dùng để che đậy những việc làm xấu xa độc ác. Từ những hành động tàn nhẫn của thực dân Pháp như khủng bố Việt Minh, giết những người tù chính trị… tác giả dẫn dắt chúng ta đến những hành động nhân đạo. Chúng ta chống phát xít, chúng ta đứng về phía mặt trận dân chủ chống phát xít, chúng ta có vai trò và vị trí xứng đáng trước thế giới chính do sức mạnh tự thân của dân tộc.

Tự do vừa giành được ấy thật vô giá, để có được nó, nhân dân ta đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu xương máu và tâm huyết. Ấy thế mà vẫn còn bao nhiêu thế lực thù trong giặc ngoài đến, lúc bấy giờ đang lăm le bóp chết sự sống mới hình thành của nước Việt Nam non trẻ, hiểu được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân nêu lên lời tuyên bố trịnh trọng và quyết liệt.

Đây là bản Tuyên ngôn độc tập lần đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn coi là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.

Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 8

Ngày 2 tháng 9 năm1945 là một sự kiện lớn, một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử dân tộc, trong tâm trí của người dân Việt Nam. Hơn sáu mươi năm đã trôi qua nhưng mỗi khi xem lại những thước phim tư liệu chúng ta lại hồi hồi như đang đứng giữa Quảng trường Ba Đình năm ấy và lại rưng rưng cảm giác xúc động vui sướng, tự hào khi nghe giọng Bác trầm ấm “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập - mội văn kiện lịch sử đặc biệt - một áng văn chính luận bất hủ.

Toàn văn bản tuyên ngôn độc lập không dài, chỉ gói gọn trong khoảng chưa đầy một ngàn chữ những vô cùng chặt chẽ và súc tích. Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liền mạch với nhau theo một bố cục chặt chẽ mạch lạc.

Phần đầu, bản Tuyên ngôn nêu lên những chân lý về nhân quyền và dân quyền. Tác giả trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp là có dụng ý sâu sắc. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ ra đời sau khi nước Mỹ đấu tranh giành độc lập thành công. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cũng ra đời trong chiến thắng của cách mạng Pháp, cuộc cách mạng của những thị dân và nông dân chống áp bức, bất công. Lời lẽ của hai bản Tuyên ngôn trên tự thân đã nêu lên những chân lý, là kết quả của những cuộc cách mạng có. Tính chất tiên phong của những nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới, khiến cho không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn của chúng. Ta có thể thấy sự hiểu biết và cân nhắc kỹ càng của vị Chủ tịch khi trích dẫn những chân lý đó. Hơn thế Người còn vận dụng sáng tạo: "Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”, người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát và cũng đầy thuyết phục. Điều đáng nói hơn nữa là ngay ở đoạn đầu này, cũng chính là lời trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã tỏa ra chiến đấu mạnh mẽ và tiềm tàng của hành động trái ngược hẳn: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta". Rõ ràng qua cách lập luận như thế, một sự thật được phơi bày cách hiển nhiên là bản chất của thực dân Pháp ở Việt Nam trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Kết thúc phần này là một câu khẳng định ngắn gọn đầy sức thuyết phục: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Phần thứ hai liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra trên đất nước ta trong suốt gần một trăm năm đô hộ. Trước tiên, chúng tước đoạt tự do chính trị, “tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”. Kế đó là “chúng thi hành những luật pháp dã man, ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết...” Cả đoạn dày đặc những câu liệt kê định tội rắn rỏi, tố cáo toàn diện tội ác của bọn cướp nước. Từng câu, từng chữ đã nêu bật bản chất bọn xâm lược. Thực dân Pháp đã thi hành chính sách ngu dân, tiêu diệt văn hoá, chính là muốn diệt trừ tận gốc bản sắc dân tộc, ý thức lịch sử và truyền thống dân tộc bằng cách “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”. Chúng đàn áp thẳng tay và dã man những người yêu nước, "tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu", cướp đoạt trắng trợn và bất công quyền thiêng liêng nhất của con người: quyền được sống. Đó là thực chất khai hóa, cái gọi là đem văn minh đến cho người bản xứ mông muội. Chúng còn “bóc lột dân la đến xương tuỷ... cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu... đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta trở nên tin cùng... chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”. Hành động của chúng thật hết sức vô nhân đạo. Hơn nữa, khi bị Nhật tước khí giới, chúng đã bỏ chạy, đầu hàng, bán nước ta hai lần cho Nhật. Sự thật lịch sử đã tố cáo bản chất dối trá, hèn nhát của bọn xâm lược. Chỉ trong một đoạn ngắn hai mươi mốt câu, tác giả đã xé toang chiêu bài "khai hoá, bảo hộ" giả dối bịp bợm mà bấy lâu chúng dùng để che đậy những việc làm xấu xa độc ác. Tác giả dùng liên tiếp những sắc thái từ cao độ: hắn, tuyệt đối không cho, dã man, thẳng tay chém giết, tắm... trong những bể máu, bóc lột đến tận xương tuỷ.... ngôn ngữ linh hoạt, sắc bén, đầy hình ảnh cụ thể, chính xác, gợi tả, tỏ thái độ căm giận sâu sắc trước những tội ác man rợ đó. Điệp từ chúng xuất hiện dày đặc, lồng trong những câu song hành, đồng nghĩa, như những nhát búa đập thẳng vào lớp vỏ bọc hoa mĩ bọn thực dân vẫn tuôn ra bấy lâu, tạo những âm vang sóng dội, nhấn mạnh và trở đi trở lại, như khắc sâu ghi nhớ, như kết án luận tội đồng thời tỏ ra sức mạnh của chúng ta, sức mạnh của chính nghĩa. Đối lập với những hành động phi nhân đó của thực dân Pháp cuộc đấu tranh đầy nhân đạo chính nghĩa của nhân dân ta. Từ những hành động tàn nhẫn của thực dân Pháp như khủng bố Việt Minh, giết chính trị phạm, tác giả dẫn dắt chúng ta đến những hành động nhân đạo, khoan hồng của quân và dân ta: giúp nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Điệp ngữ Sự thật là... đã khẳng định chiến thắng của ta: ta đã lấy lại đất nước từ trong tay Nhật, đất nước mà thực dân Pháp đã cướp lấy rồi bán cho phát xít Nhật. Chúng ta chiến đấu chống phát xít, đứng về phía mặt trận dân chủ chống phát xít, có vai trò và vị trí xứng đáng trước thế giới chính do sức mạnh tự chủ tự thân của dân tộc. Như vậy các nước tiến bộ trên thế giới phải đồng tình ủng hộ quyền được hưởng tự do độc lập một cách chính đáng của dân tộc ta. Câu tuyên bố “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” ngắn gọn và súc tích, nghe như một lời reo vui. Câu này cũng có thể làm một ví dụ tiêu biểu cho văn phong Hồ Chí Minh là ngắn gọn chuẩn xác mà đầy uy lực, giàu ý nghĩa. Tuyên bố với thế giới về việc thành lập của một đất nước mới nhưng đã phải chịu nhiều đau thương, tác giả đã rất đanh thép và triệt để khi dùng những cụm từ thoát ly hẳn, xoá bỏ hết, xóa bỏ tất cả để nhấn mạnh sự phủ định tuyệt đối mọi quan hệ lệ thuộc với Pháp, chặt nốt những mắt xích cuối cùng ràng buộc Việt Nam, để đất nước này đứng lên trong tự do hoàn toàn, xây dựng một chế độ mới.

Tự do vừa giành được thật vô giá. Để có được nó, nhân dân ta đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu hi sinh, bao nhiêu xương máu và tâm huyết. Thế mà vẫn còn bao nhiêu thù trong giặc ngoài lúc bây giờ đang lăm le bóp chết sự sống mới hình thành của nước Việt Nam non trẻ. Hiểu được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân nêu lên lời tuyên bố trịnh trọng và quyết liệt “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đó chính là tinh thần của cả một dân tộc anh hùng quyết hi sinh tất cả để giữ lấy độc lập, tự do. Cụm từ tự do và độc lập được lặp lại ba lần, như khắc sâu vào tâm trí muôn triệu người dân Việt, vang lên mạnh mẽ và rung động như tiếng kèn xung trận hào hùng. Lời tuyên bố nghe như một lời thề sắt đá và thiêng liêng, vừa khích lệ nhân dân ta vừa cảnh báo kẻ thù.

Đây là bản Tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước ở châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn còn là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ. Ở câu văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.

Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kế thừa được những chân lí của lịch sử dân tộc và thế giới vừa mang tính thời đại. Bản tuyên ngôn còn đồng thời mang tính tính lịch sử và mang tính văn chương. Bởi thế nó mãi mãi là áng văn bất hủ, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam yêu nước.

Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 9

Độc lập là ước mơ, là khao khát của biết bao thế hệ, biết bao dân tộc. Và “Tuyên ngôn độc lập” đã thực hiện được khát khao từ ngàn đời nay ấy, trở thành một bản hùng văn hùng tráng của dân tộc Việt Nam ta.

Phần đầu, bản Tuyên ngôn nêu lên những chân lý về nhân quyền và dân quyền. Tác giả trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp là có dụng ý sâu sắc. Lời lẽ của hai bản Tuyên ngôn trên tự thân đã nêu lên những chân lý, là kết quả của những cuộc cách mạng có tính chất tiên phong của những nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới, khiến cho không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn của chúng. Ngoài cách đưa dẫn chứng một cách sâu sắc thi Hồ Chí Minh còn sử dụng những lý lẽ, suy luận logic vô cùng thuyết phục. “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát hơn và cũng đầy thuyết phục.hợp lý. Điều đáng nói hơn nữa là ngay ở đoạn đầu này, cũng chính là lời trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã tỏa ra sức chiến đấu mạnh mẽ và tiềm tàng của hành động trái ngược hẳn: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Rõ ràng qua cách lập luận như thế, một sự thật được phơi bày cách hiển nhiên là bản chất của thực dân Pháp ở Việt Nam trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Kết thúc phần này là một câu khẳng định ngắn gọn đầy sức thuyết phục: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Mở rộng hơn, phần thứ hai đã liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp gây ra trên đất nước ta trong suốt gần một trăm năm đô hộ. Trước tiên, chúng tước đoạt tự do chính trị, “tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”. Kế đó là “chúng thi hành những luật pháp dã man, ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết...” Cả đoạn dày đặc những câu liệt kê định tội rắn rỏi, tố cáo toàn diện tội ác của bọn cướp nước. Từng câu, từng chữ đã nêu bật bản chất bọn xâm lược. Thực dân Pháp đã thi hành chính sách ngu dân, tiêu diệt văn hoá, chính là muốn diệt trừ tận gốc bản sắc dân tộc, ý thức lịch sử và truyền thống dân tộc bằng cách “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng đàn áp thẳng tay và dã man những người yêu nước, "tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu", cướp đoạt trắng trợn và bất công với quyền thiêng liêng nhất của con người: quyền được sống. Đó là thực chất khai hóa, cái gọi là đem văn minh đến cho người bản xứ mông muội. Chúng còn "bóc lột dân ta đến xương tuỷ... cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu... đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta trở nên bần cùng... chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn", hành động của chúng thật hết sức vô nhân đạo và phi nghĩa. Hơn nữa, khi bị Nhật tước khí giới, chúng đã bỏ chạy, đầu hàng, “bán nước hai lần cho Nhật". Đó là thực chất bảo hộ của chúng, sự thật lịch sử đã tố cáo bản chất dối trá, hèn nhát của bọn xâm lược.

Chỉ trong một đoạn ngắn hai mươi mốt câu, tác giả đã lật tẩy được chiêu bài "khai hoá, bảo hộ" giả dối, bịp bợm mà bấy lâu thực dân Pháp dùng để che đậy những việc làm xấu xa độc ác. Tác giả dùng liên tiếp những sắc thái từ cao độ: hắn, tuyệt đối không cho, dã man, thẳng tay chém giết, tắm, trong những bể máu, bóc lột đến tận xương tủy..., ngôn ngữ linh hoạt, sắc bén, đầy hình ảnh cụ thể, chính xác, gợi tả, tỏ thái độ căm giận sâu sắc trước những tội ác man rợ đó. Điệp từ "chúng" xuất hiện dày đặc, lồng trong những câu song hành, đồng nghĩa, như những nhát búa đập thẳng vào lớp vỏ bọc hoa mĩ bọn thực dân vẫn tuôn ra bấy lâu, tạo những âm vang sóng dội, nhấn mạnh và trở đi trở lại, như khắc sâu ghi nhớ, như kết án luận tội đồng thời tỏ ra sức mạnh của chúng ta, sức mạnh của chính nghĩa. Đối lập với những hành động phi nhân đó của thực dân Pháp là cuộc đấu tranh đầy nhân đạo chính nghĩa của nhân dân ta. Từ những hành động tàn nhẫn của thực dân Pháp như khủng bố Việt Minh giết chính trị phạm, tác giả dẫn dắt chúng ta đến những hành động nhân đạo, khoan hồng của quân và dân ta: giúp nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ Điệp ngữ Sự thật là... đã khẳng định chiến thắng của ta: ta đã lấy lại đất nước từ trong tay Nhật, đất nước mà thực dân Pháp đã cướp lấy rồi bán cho phát xít Nhật. Chúng ta chiến đấu chống phát xít, đứng về phía mặt trận dân chủ chống phát xít, có vai trò và vị trí xứng đáng trước thế giới chính do sức mạnh tự chủ tự thân của dân tộc. Như vậy các nước tiến bộ trên thế giới phải đồng tình ủng hộ quyền được hưởng tự do độc lập một cách chính đáng của dân tộc ta. Câu tuyên bố “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị" ngắn gọn và súc tích, nghe như một lời reo vui. Câu này cũng có thể làm một ví dụ tiêu biểu cho văn phong Hồ Chí Minh là ngắn gọn chuẩn xác mà đầy uy lực, giàu ý nghĩa. Tuyên bố với thế giới về việc thành lập của một đất nước mới nhưng đã phải chịu nhiều đau thương, tác giả đã rất đanh thép và triệt để khi dùng những cụm từ thoát ly hẳn, xóa bỏ hết, xóa bỏ tất cả để nhấn mạnh sự phủ định tuyệt đối mọi quan hệ lệ thuộc với Pháp, chặt nốt những mắt xích cuối cùng ràng buộc Việt Nam, để đất nước này đứng lên trong tự do hoàn toàn, xây dựng một chế độ mới.

Tự do vừa giành được thật vô giá. Để có được nó, nhân dân ta đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu hi sinh, bao nhiêu xương máu và tâm huyết. Thế mà vẫn còn bao nhiêu thù trong giặc ngoài lúc bấy giờ đang lăm le bóp chết sự sống mới hình thành của nước Việt Nam non trẻ. Hiểu được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân nêu lên lời tuyên bố trịnh trọng và quyết liệt: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đó chính là tinh thần của cả một dân tộc anh hùng quyết hi sinh tất cả để giữ lấy độc lập, tự do. Cụm từ tự do và độc lập được lặp lại ba lần, như khắc sâu vào tâm trí muôn triệu người dân Việt, vang lên mạnh mẽ và rung động như tiếng kèn xung trận hào hùng. Lời tuyên bố nghe như một lời thề sắt đá và thiêng liêng, vừa khích lệ nhân dân ta vừa cảnh báo kẻ thù.

Đây là bản Tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới, đánh dấu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước ở châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn còn là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép và lôi cuốn ở lý lẽ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh đa cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn mà sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.

Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kế thừa được những chân lí của lịch sử dân tộc và thế giới vừa mang tính thời đại. Bản tuyên ngôn còn đồng thời mang tính lịch sử và mang tính văn chương. Bởi thế nó mãi mãi là áng văn bất hủ, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam yêu nước.

Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - mẫu 10

Tuyên ngôn Độc lập là một trong những áng văn bất hủ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).

Phần mở đầu của bản tuyên ngôn, chủ tịch Hồ Chí Minh nêu những căn cứ pháp lý, “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đó là những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Cách nêu dẫn chứng như thế vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng chân lý chung dù chân lý ấy của các nước đang là kẻ thù gây ra. Cách nêu dẫn chứng ấy cũng hàm chứa một sự phê phán. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - những kẻ xâm lược đã chà đạp lên chân lý, chà đạp lên lương tâm và lý tưởng của cha ông chúng. Đó là cách dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, dùng gậy ông đập lưng ông. Hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đều nhấn mạnh quyền con người, từ đó Bác nói mở rộng thêm về quyền dân tộc. Câu nói của Người mở đầu cho trào lưu giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Đồng thời, đặt Bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn đã nêu.

Bác lập luận như vậy là để kết tội thực dân Pháp. Những lời bất hủ trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã trở thành cơ sở pháp lý để Bác kết tội thực dân Pháp. “Thế mà đã hơn 80 năm nay… nhân đạo và chính nghĩa” Sau khi kết thúc một cách khái quát tội ác của thực dân Pháp, bản tuyên ngôn nêu lên những dẫn chứng cụ thể để lật tẩy sự “bảo hộ” của thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho… dân chủ nào”. Lời kể tội của tác giả hùng hồn và đanh thép. Cách lập luận trùng điệp như: “Chúng thi hành…”, “Chúng lập ra…”. “Chúng thẳng tay chém giết…” thể hiện được tội ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách dùng hình ảnh của tác giả làm nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước… chúng tắm các cuộc… bể máu”.

Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể “Chúng bóc lột dân ta đến… tiêu điều”. Bác quan tâm đến những hạng người như: “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Lập luận như vậy là Bác muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập. Cả đoạn văn tác giả chỉ dùng một chủ ngữ “chúng” để chỉ thực dân Pháp, nhưng vị ngữ thì luôn thay đổi: “thi hành”, “lập ra”, “thẳng tay chém giết”, “tắm”… chỉ một kẻ thù là thực dân Pháp nhưng tội ác của chúng gây ra trên đất nước ta vô cùng nhiều. Cách lập luận đanh thép cùng với những dẫn chứng cụ thể khiến kẻ thù hết đường lẩn tránh tội ác. Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp gây ra là nạn đói khủng khiếp năm 1945: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”. Tác giả cũng không bỏ sót những tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong năm năm chung bán… cho Nhật”, tội thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa, tội “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.” Người kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy nhằm phơi bày bản chất tàn bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ “khai hoá", “bảo hộ” của chúng trước nhân dân thế giới, khơi lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân Pháp.

Tác giả biểu dương sức mạnh dân tộc trong công cuộc chống thực dân phong kiến và giành lấy nền Độc lập “Pháp chạy, Nhật hàng…chế độ dân chủ cộng hoà”. Đoạn văn này diễn tả đầy hào khí. Chỉ có 9 chữ “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Bác dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân tộc ta. Biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân tộc, kích thích ý chí chiến đấu để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp.

Tiếp theo, Người nêu cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới. Việt Minh là tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt Minh đã đứng về phe đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay Nhật. Hai lần Người nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bằng những câu văn điệp ngữ mạnh mẽ: “Sự thật là…”. Trên cơ sở ấy, Người tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ trên đất nước Việt Nam…”

Cuối cùng thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độc lập, Người nêu lời thề “Quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Bằng tâm huyết và tài hoa, Người đã thể hiện được khí phách của một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành Độc lập tự do cho nước nhà. Với Tuyên ngôn Độc lập, lần đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và độc lập.

Tuyên ngôn Độc lập vừa là văn kiện lịch sử, vừa là áng văn chính luận mẫu mực. Nó chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân tộc, nó mở đầu một kỉ nguyên mới: kỷ nguyên Độc lập tự do.

Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.