Dàn ý: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài hay nhất

Đề bài: Dàn ý chi tiết suy nghĩ về câu nói của nhạc sĩ người Pháp S.Gunô: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói: "Tôi và Môda". Bốn mươi tuổi tôi nói: "Môda và tôi". Còn bây giờ tôi chỉ nói: "Môda"

Bài văn mẫu

Ý 1: Nêu được vấn đề: Câu nói của nhạc sĩ người Pháp thể hiện quá trình nhận thức và rèn luyện nhân cách của con người.

Ý 2: Giải quyết vấn dề:

- Giải thích: câu nói vừa khẳng định tài năng của Moda vừa giúp cho nhạc sĩ người Pháp trưởng thành hơn trong quá trình nhận thức và rèn luyện bản thân mình.

- Bình luận:

   + Quá trình nhận thức được trải qua các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Lúc trẻ thì nghĩ chỉ có duy nhất mình có tài năng, càng về sau càng nhận ra rằng còn có người giỏi như mình, thậm chí còn hơn mình và mình có khi chẳng có tài như mình nghĩ.

   + Từ việc nhận thức ấy, nhạc sĩ người Pháp muốn nhắn nhủ rằng, con người thời trẻ luôn phải biết khiêm tốn, học hỏi, không quá tự phụ về bản thân để giúp minh trưởng thành và thành công hơn. Đó cũng chỉnh là điều cần lưu ý nhất trong quá trình rèn luyện nhân cách của mỗi người.

   + Lấy dẫn chứng cụ thể: Thần đồng Đỗ Nhật Nam dù ở lứa tuổi của mình so với các bạn em rất nổi trội, nhưng Nam mỗi ngày đều cố gắng để trau dồi bản thân, nỗ lực học tập và không thừa nhận mình là người tài năng. Giáo sư Ngô Bảo Châu dù đạt được giải thưởng cao quý nhất của người làm nghiên cứu về Toán học, nhưng ông không dừng lại ở đó, vì tài năng của con người không phải chỉ được thể hiện qua một giải thưởng… Tuy nhiên nhiều người vẫn quá tự tin, cho rằng mình tài giỏi, ngạo mạn với người khác nên dẫn đến thất bại,…

Ý 3: Rút ra bài học:

   - Bài học nhận thức: quá trình nhận thức và rèn luyện bản thân là cả đời, giai đoạn này là đúng nhưng sang giai đoạn khác lại không.

   - Bài học hành động: phải luôn luôn nỗ lực, học hỏi, cầu thị… để khẳng định được bản thân và tạo cho mình phẩm chất tốt.