Đề bài: Phân tích truyện "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" của nhà văn Sơn Nam.

Cách mở bài 1

Miền Nam không chỉ xuất hiện trong truyện “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà còn xuất hiện lại một lần nữa trong truyện “Bắt sấu rừng U Minh hạ” của Sơn Nam. Nhà văn Sơn Nam cũng đã một lần nữ ca ngợi vẻ đẹp của con người Nam Bộ khi phải đối diện với những khó khăn của thiên nhiên nơi đây. Thiên nhiên càng hoang sơ, nguy hiểm biết bao nhiêu thì con người hiện lên càng đẹp bấy nhiêu. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rất rõ qua nhân vật ông Năm Hên.

Cách mở bài 2

Sơn Nam là nhà văn Nam Bộ giàu bản sắc, có một phong cách nghệ thuật độc đáo, dung dị, hồn nhiên. Đọc truyện của ông, ta tưởng như đang ngồi nghe một lão nông miệt vườn, một tay ăn ong rừng kể chuyện. Có nhà phê bình đã nói, đọc truyện "Hương rừng Cà Mau" như được đi "thăm thú vùng đất Mũi kì thú mênh mông". Ta như được vui vầy sống giữa một thiên thiên hoang dã. Rừng tràm bát ngát, nhiều ong mật, cá sấu, rắn rùa, đủ các loài chim quý. Kênh rạch chằng chịt, lắm nước bạc, nhiều phù sa, đầy tôm cá. Một vùng đất giàu có với những con người dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, ngang tàng, bộc trực,... rất đáng yêu. Tất cả được Sơn Nam tạo nên một không gian nghệ thuật với bao câu chuyện kì thú hấp dẫn, đậm đà màu sắc Nam Bộ, cuốn hút chúng ta. Thấm đượm những trang văn của Sơn Nam là một tấm lòng yêu nước thiết tha, một tình yêu thương chan hòa với thiên nhiên và con người của đất rừng phương Nam Tổ quốc giàu đẹp.

Cách mở bài 3

Sơn Nam là một nhà văn có lối kể chuyện mộc mạc, giản dị mà sáng rõ, mang nét riêng độc đáo của cảnh vật, tính cách con người được vẽ phác bằng đôi nét đơn sơ mà thấm đượm màu sắc Nam Bộ. Tiêu biểu cho phong cách ấy là tác phẩm "Bắt sấu rừng U Minh Hạ", nhà văn đã dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác qua cuộc truy bắt cá sấu của ông Năm Hên.

Cách mở bài 4

Những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Sơn Nam công tác văn nghệ tại khu IX Nam Bộ, do đó có nhiều điều kiện hiểu biết về thiên nhiên, lịch sử, con người vùng đất mũi Cà Mau, vùng đất địa đầu cực nam tổ quốc. Hướng về Cà Mau, về Nam Bộ, Sơn Nam có nhiều sáng tác và khảo cứu đầy tâm huyết. Bắt sấu rừng u Minh Hạ là một truyện ngắn đăng trên tuần báo “Nhân loại” (1957), sau in trong tập truyện “Hương rừng Cà Mau” (1962). Vốn gắn bó quen thuộc với đất rừng phương Nam, qua truyện ngắn “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” , tác giả đem đến cho người đọc một bức tranh độc đáo về thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ.

Cách mở bài 5

Sơn Nam (1926- 2008) còn có bút danh khác là Phạm Anh Tài. Ông là nhà văn Nam Bộ giàu bản sắc, có một phong cách nghệ thuật độc đáo. “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” là một truyện ngắn của ông in trong tập truyện “Hương rừng Cà Mau” (1962). Toàn tập gồm 18 truyện, thể hiện sinh động cảnh quan, đời sống, truyền thống lịch sử và phẩm chất tính cách con người ở mảnh đất cực nam của đất nước. Tác phẩm kể về chuyện ông Năm Hên bắt sấu ở ngọn rạch Cái Tàu tại địa phận làng Khánh Lâm, qua đó ca ngợi những phẩm chất chất phác, dũng cảm của người nông dân Nam Bộ.