Soạn bài Thuốc (Lỗ Tấn)

Tóm tắt

Một đêm thu gần về sáng theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua “thuốc” chữa bệnh lao cho thằng Thuyên. Chiếc bánh bao được tẩm bằng máu của phạm nhân là người làm cách mạng tên Hạ Du (theo lời kể của những người tới quán trà nhà lão Hoa). Cuối cùng thằng Thuyên vẫn không qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.

Trong tiết thanh minh của mùa xuân tại nghĩa địa, mẹ Thuyên và mẹ Hạ Du đều tới thăm mộ con, hai người băn khoăn khi tự hỏi “thế này là thế nào?” khi nhìn thấy một vòng hoa trên mộ của người chiến sĩ cách mạng. Bà mẹ Thuyên bước qua con đường mòn ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo, nghĩa địa người chết chém hoặc chết tù để an ủi mẹ của Hạ Du.

Bố cục

- Phần 1: Thuyên mắc bệnh lao. Mẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ hành hình người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Thuốc).

- Phần 2: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho. Thuyên nghe tim mình đập không sao cầm nổi, đưa tay vuôt ngực, lại một cơn ho (uống thuốc).

- Phần 3: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ Du (bàn về thuốc).

- Phần 4: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ trước hai nấm mồ: một của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một con đường mòn (hậu quả của thuốc).

Câu 1: (trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Hình tượng chiếc bánh bao trong truyện có hai nghĩa:

- Nghĩa thực: là phương thức thuốc chữa bệnh, độc hại, gợi liên tưởng tới việc ăn thịt người

- Chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê, thiếu hiểu biết, mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc giai đoạn đó

Câu 2: (trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Hình tượng của người tù cách mạng Hạ Du:

- Hạ Du là chiến sĩ cách mạng, khi trong tù thì không ai biết đến

    + Người anh hùng sớm được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tới khi bị xử tử hình vẫn không làm cho căn bệnh u mê của người dân được đẩy lùi

- Con trai lão Hoa dù được ăn chiếc bánh nhưng vẫn không khỏi bệnh nhưng không qua khỏi

- Hạ Du không được miêu tả trực tiếp, chỉ là những chi tiết được gợi lên trong lời kể của của một số người trong quán trà lão Hoa

- Họ bàn tới cả công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu người

- Qua lời bàn tán Lỗ Tấn cho thấy thái độ ca ngợi, trân trọng đối với Hạ Du (trái ngược với đám đông phê phán)

    + Tác giả cho thấy sự lạc hậu của người dân Trung Quốc

    + Lòng yêu nước còn nhưng xa rời quần chúng ( bị chú ruột tố giác, mẹ xấu hổ, đao phủ dùng máu trục lợi, bị miệt thị

Câu 3: (trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Không gian nghệ thuật trong truyện:

- Câu chuyện diễn ra trong hai buổi sớm của hai mùa

    + Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sớm tinh mơ, trời còn tối, lão Hoa đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh

    + Ba cảnh liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi đông người nên hình dung được dư luận, ý thức xã hội

    + Buổi sáng cuối cùng – tết thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm

- Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

    + Vòng hoa là hình ảnh cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”

    + Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng được thể hiện trọn vẹn hơn, không khí của truyện vốn u buồn, tăm tối

    + Chi tiết này còn thể hiện sự đổi mới trong tư tưởng của người dân Trung Quốc, khiến câu chuyện bớt bi quan

Luyện tập

Bài 1: (trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Ý nghĩa chi tiết người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn

    + Quan điểm lạc hậu của người dân đương thời, Lỗ Tấn bàn tới cũng chính là căn bệnh quốc dân của người Trung Quốc

    + Con đường thể hiện sự lạc hậu trong nhận thức, sự phân chia giai cấp của xã hội

    + Con đường cũng là ranh giới thể hiện thái độ, tình cảm của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ

Bài 2: (trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ “ thế này là thế nào?” có ý nghĩa:

    + Thể hiện sự ngạc nhiên, bàng hoàng xen với sự xót xa trước cái chết của con

    + Cũng hàm chứa niềm vui vì có người hiểu con mình, chút hi vọng le lói xã hội Trung Hoa sẽ thay đổi

    + Điều đó chứng tỏ đã có sự biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương

    + Niềm hi vọng của sự hi sinh bất tử con người Cách Mạng.