Đề bài: Phân tích TƯƠNG TƯ của Nguyễn Bính.

Bài văn mẫu

   Nguyễn Bính là gương mặt khá tiêu biểu của phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Thơ Nguyễn Bính giàu âm điệu trữ tình dân gian yà cách diễn đạt ý nhị, duyên dáng, hình ảnh mộc mạc về con người và quê hương. Bài thơ Tương tư được sáng tác năm 1939, in trong tập Lỡ bước sang ngang (1940). Bài thơ thể hiện tâm trạng của một chàng trai làng quê với mối tình đơn phương nồng cháy mà kín đáo qua thể thơ lục bát quen thuộc.

   Tương tư (nhớ nhau) là quy luật của tình cảm, Chàng trai thổ lộ tâm tình rất tự nhiên:

    Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông

    Một người chín nhớ mười mong một người

   Câu thơ sử dụng hình ảnh Đoài, Đông, biện pháp ẩn dụ và thành ngữ chín nhớ mười mong quen thuộc trong ca dao, đã bộc lộ nỗi nhớ nhung da diết nhưng kín đáo tế nhị mang phong cách thơ ca dân gian. Đó là nỗi lòng thương thầm lặng của chàng trai chân quê. Chẳng cần bóng gió, chàng trai chân thành bộc bạch:

    Gió mưa là bệnh của trời,

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

   Mượn quy luật tự nhiên để nói đến quy luật của tình yêu: khẳng định tình yêu nàng như lẽ tự nhiên của tạo hóa. Cách bày tỏ tình yêu thẳng thắn đã thể hiện cái tôi thành thật của Thơ mới.

   Nỗi lòng yêu thương nhung nhớ của chàng trai được bày tỏ vừa kín đáo bộc trực nên thơ Nguyễn Bính vừa hiện đại vừa mang phong cách dân ca.

   Tương tư với tất cả nỗi lòng tha thiết của chàng trai. Chàng trai liên tục đặt câu hỏi trong tâm tưởng:

   Trách móc bâng quơ: Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này

   Giận hờn: Không sang là chẳng đường sang đã đành

   Trăn trở thao thức, mong mỏi: Biết cho ai, hỏi ai người biết cho

   Ước mơ gặp gỡ: Bao giờ bến mới gặp đò

   Khát khao hạnh phúc: Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?

   Những cung bậc của tình cảm và nỗi tương tư xuất phát từ tình yêu chân thành tha thiết của chàng trai.

   Điệp ngữ: Ngày qua ngày lại qua ngày diễn tả thời gian trôi đi nhanh chóng và vô nghĩa, cho thấy nỗi lòng trống vắng của tình yêu đơn phương. Tâm trạng mang nỗi nhớ triền miên day dứt, nỗi sầu muộn trong lòng đã dâng lên làm héo úa cảnh vật Lá xanh nhuộm đã thành cây là vàng. Không gian đong đầy thương nhớ đã làm hao mòn thế giới, làm cảnh vật tàn tạ:

    Nhớ chàng như mảnh trăng đầy

    Đêm đêm vầng sáng hào gầy đêm đêm

            (Ca dao)

   Tình yêu đơn phương mãnh liệt mà lặng lẽ đầy e ngại đã nhân rộng khoảng cách không gian:

    Bảo rằng cách trở đò ngang

    Nhưng đây cách một đầu đình

    Có xa xôi mấy mà tình xa xôi

   Tình càng xa xôi chàng trai càng tha thiết mong được đồng cảm:

    Biết cho ai, hỏi ai người biết cho

   Nhịp thơ gập ghềnh diễn tả nỗi lòng thổn thức, day dứt. Nỗi nhớ được phong kín không thể giãi bày. Hàng loạt hình ảnh ẩn dụ: bến - đó, hoa - bướm, cau - trầu., đã diễn tả niềm mong ước thầm kín về hạnh phúc lứa đôi của chàng trai.

   Nhờ sử dụng hình ảnh ẩn dụ quen thuộc của ca dao nên bài thơ mang đậm phong cách dân gian, diễn tả hồn quê, tình quê chân thành kín đáo của chàng trai. Và những hình ảnh đáo lại mở ra một không gian miền quê gần gũi thân thương, quyện chặt với mối tình chân quê của con người.

   Mở đầu là hình ảnh Đoài - Đông, kết thúc cũng là hình ảnh ấy. Cách kết cấu vòng tròn diễn tả tình yêu khép kín trong nỗi tương tư. Đó là tình yêu đơn phương.

   Nỗi nhớ mong, tương tư có nhiều cung bậc, sắc thái và nỗi khát khao hạnh phúc của chàng trai với mối tình đơn phương được diễn đạt khá tự nhiên, nhuần nhị qua hình thức mang âm hưởng ca dao. Bài thơ đã nói khá chân thực và tiêu biểu tình yêu của những trai làng: yêu mà không dám thổ lộ. Đó chính là nét dẹp tâm hồn thuần Việt.

   Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ Nguyễn Bính, trong khi các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng từ thơ ca phương Tây hiện đại thì thơ Nguyễn Bính quay lại tìm về với những hình thức, vần điệu nhuần nhị của ca dao. Do đó thơ Nguyễn Bính thấm được hồn quê đất nước.