Đề bài: Dàn ý Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

- Giới thiệu về nội dung và giá trị của sử thi Đăm săn và vị trí đoạn trích chiến thắng Mtao-Mxây: Là sử bộ sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê Đê kể về câu chuyện cuộc đời của tù trưởng Đăm Săn cũng chính là câu chuyện về cộng đồng thị tộc trong buổi đầu lịch sử. Đoạn trịch thuộc phần giữa tác phẩm.

- Khát quát chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Kể chuyện Đăm Săn đánh tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ và đem lại vinh quang cho cộng đồng.

II. Thân bài

1. Cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây

a. Nguyên nhân của cuộc chiến

- Cuộc chiến xảy ra do Mtao - Mxây cướp vợ của Đăm Săn đó là Hơ Nhị.

- Người Ê-Đê lại tôn thờ chế độ mẫu hệ, cho nên việc bị cướp vợ không còn là nỗi đau của cá nhân, của gia đình mà nó trở thành nỗi sỉ nhục lớn của cộng đồng. Vì thế cuộc chiến của Đăm Săn và Mtao Mxây không chỉ là cuộc chiến là cuộc chiến để giành lại vợ mà còn là cuộc quyết đấu để bảo vệ danh dự cộng đồng .

b. Diễn biến cuộc chiến giữa hai tù trưởng

- Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của Mtao-Mxây

     + Lời khiêu chiến của Đăm Săn: “Ta thách nhà ngươi”, ta sẽ “bổ đôi” sàn hiên, “chẻ ra kéo lửa” cầu thang, “hun” nhà, ví Mtao Mxây như lợn nái, trâu

⇒ Thái độ quyết liệt, tự tin

     + Thái độ của Mtao- Mxây: “Không xuống vì bận ôm vợ hai chúng ta”, sợ bị đâm khi đang đi, không dám múa khiên trước

⇒ Thái độ từ chọc tức đến sợ hãi, tần ngần do dự

- Vào cuộc chiến

* Hiệp đấu thứ nhất:

   • Mtao-Mxây:

     + Múa khiên “kêu lạch sạch như quả mướp

     + Chạy bước thấp, bước cao chỉ chém trúng cái cọc cột trâu nhưng khoe được học thần Rồng, là tướng quen đánh trạm trận, quen xéo nát thiên hạ.

⇒ Mtao- Mxây kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác, ngạo mạn

   • Đăm Săn

     + Không nhúc nhích, châm biếm mỉa mai Mtao Mxây

     + Một lần xốc tới vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vút qua phía Đông, vút qua phía Tây

⇒ Đăm Săn là người bình tĩnh, tự tin, với sức mạnh và tài năng phi thường

* Hiệp đấu thứ hai: Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba dồi tranh bật rễ,..., đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của Đăm Săn được tương trợ bởi cộng đồng.

⇒ Nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn.

* Hiệp đấu thứ ba: Nhờ sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu và chiến thắng kẻ thù.

Chi tiết sự trợ giúp của ông trời trong đoạn trích cho thấy, ở thời kì này con người và thần linh có liên quan mật thiết với nhau, đó là dấu vết của tư duy thần thoại, tuy nhiên ở thời đại của sử thi thần linh chỉ góp phần tương hỗ, trợ giúp chứ không hoàn toàn quyết định.

⇒ Qua đây vẫn đề cao sức mạnh người anh hùng.

2. Lễ ăn mừng chiến thắng.

a. Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng:

- Ba cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và dân làng vừa có sự trùng lặp vừa có sự tăng tiến.

- Qua những lời đối thoại ấy cho thấy thái độ yêu mến ngưỡng mộ, thán phục, một lòng đi theo Đăm Săn của dân làng.

- Cho thấy mối quan hệ thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng, đề cao vai trò của người anh hùng trong sự hợp nhất, mở rộng thị tộc, bộ lạc đem lại sự phồn vinh cho cộng đồng.

b. Cảnh ăn mừng chiến thắng

- Âm thanh: Tiếng cồng chiêng nhộn nhịp đó là nét đẹp truyền thông, bản sắc văn hóa của người Ê-đê. Âm thanh ấy thể hiện sự sung túc, giàu sang, là sức mạnh, vẻ đẹp của vật chất, tinh thần của cộng đồng.

- Con người

     + Người tới ăn mừng: Các tù trưởng từ phương xa đến, khác “đông nghịt”, tôi tớ “chật ních cả nhà”

⇒ Cho thấy niềm vui, sự đồng tâm, thống nhất trong cộng đồng

     + Hình ảnh người anh hung Đăm Săn: Nằm trên võng, tóc thả trên, uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng xà ngang…

⇒ Đó là vẻ đẹp sức mạnh mộc mạc, giản dị nhưng rất gần gũi với rừng núi, oai phong, dũng mãnh khác thường. Qua đó cho thấy cái nhìn đầy ngưỡng mộ sung kính, tự hào của nhân dân với người anh hùng của cộng đồng.

3. Nghệ thuật thể hiện

- Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.

- Nghệ thuật kể xem lẫn tả

- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập

III. Kết bài

- Khát quát, nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật đoạn trích

- Mở rộng vấn đề: Khái quát về giá trị của sử thi Đăm Săn và các sử thi khác trong đời sống văn học.