Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

I. Ngôn ngữ nghệ thuật

II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

III. LUYỆN TẬP

Bài 1: (trang 101 sgk ngữ văn 10 tập 2)

Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật được tạo ra từ các phương tiện tu từ phổ biến:

    + Ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, nhân hóa, thậm xưng… đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ

- Biện pháp nhân hóa

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

- So sánh

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Ẩn dụ

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

Nói quá:

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho

Bài 2: (trang 101 sgk ngữ văn 10 tập 2)

Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa) của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được coi là đặc trưng cơ bản

- Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật: phản ánh thế giới khách quan, sự cảm nhận chủ quan của thế giới người nghệ sĩ

- Văn học nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng nghề thuật

- Bản thân hình tượng ngôn ngữ đã chứa đựng những yếu tố gây cảm xúc, truyền cảm và lựa chọn ngôn ngữ thể hiện cá tính sáng tạo của người lựa chọn.

Câu 3: (trang 101 sgk ngữ văn 10 tập 2)

a, Điền từ “canh cánh”

b, Dòng 3 “rắc”

Dòng 4 “triệt”

Câu 4: (trang 102 sgk ngữ văn 10 tập 2)

- Về từ ngữ:

    + Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ gió hắt hiu, nước biển, khói phủ, bóng trăng…

→ Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại

    + Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô → Hình ảnh quen thuộc, mang hơi hướng tả thực

    + Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc → Những hình ảnh gần gũi, thân thiết, tả thực

- Về nhịp điệu:

    + Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3

    + Đất nước: 3/2; 3/ 4; 2/2/2; 2/3 → Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp linh hoạt và đa dạng

- Mỗi tác giả lại xây dựng hình tượng mùa thu một cách riêng biệt, tạo dấu ấn phong cách riêng